Hiện nay cách thức làm việc theo nhóm ngày càng được các thầy cô áp dụng phổ biến trong lớp.
Nhờ vậy sự năng động của thế hệ teens @ được có cơ hội “nâng cấp” nhiều hơn. Teens phải tự chuẩn bị bài theo phân công, tự lên thuyết trình, hay tự tìm hiểu bài học...Thầy cô chỉ là người chỉ là người hướng dẫn và đánh giá. Nhưng trong một số trường hợp, cách làm việc đó lại khiến cho những teen vốn quen “dựa dẫm” càng bị động và tìm cách đùn đẩy công việc cho người khác hay thậm chí là sao chép của người khác….
Lý do là…
Vì “thói quen”….
Như G.T (THPT.Z) là một điển hình. Mỗi lần có bộ môn nào yêu cầu thuyết trình K.T thường “im lặng một cách bất thường”. Vì:” Biết gì đâu mà nói, mà làm. Để mấy đứa giỏi làm cũng đủ điểm rồi!”…Thế là mặc cho nhóm trưởng “gào thét” về kiếm tài liệu, K.T vẫn dửng dưng như không. Đến ngày thuyết trình, K.T xởi lởi nhận nhiệm vụ “viết danh sách” cho tổ ở bên dưới và tên cô nàng nghiễm nhiên nằm chễm chệ bên tên của những bạn khác.
…hay “không biết gì"?
Không chọn cách “im lặng” như K.T, như M.N (16 tuổi) thì lại khác. Sức học của M.N không có gì nổi bật nên cô nàng thường hay vin vào đó mà kiếm lý do “hợp lý” cho mình như: ”Mấy bạn biết N. không giỏi môn này...” hay:”Trời, cái này N. không biết gì đâu!” hoặc: “N. dở ẹc à. Giúp N. nha!”. Rồi cứ thế, vì N.cứ “không biết gì” nên cũng chẳng ai dám phân công N. việc gì, lại thêm tổ trường có tâm lý “không muốn gây xích mích” nên cuối cùng trong danh sách lúc nào cũng có tên N.
Hậu quả …
Cả K.T lẫn M.N đều có một tâm lý chung là họ không cần quan tâm điểm cao hay thấp. 6,7 cũng được mà 8,9 thậm chí 10 thì càng tốt.
Cho đến một ngày thuyết trình môn Văn, thầy giáo đột nhiên hỏi ngược lại các thành viên trong tổ để muốn kiểm tra về nội dung thuyết trình có đúng là “cả tổ cùng làm” hay không. K.T vốn đã không làm gì, không tham gia làm nên hoàn toàn không biết gì để trả lời. Kết quả,cô nàng đành chịu lãnh con điểm dưới TB vì sau vài phút thầy truy hỏi, nhóm trưởng và K.T đành thú nhận sự thật: K.T đã không làm gì cả.
Còn M.N cũng một lần “dựa dẫm” lập tức bị phản bác bởi các thành viên khác trong tổ vì không thể nào tiếp tục chấp nhận cái kiểu cố tình “không biết gì” của M.N mà vẫn được hưởng điểm. Cuối cùng thì “tối hậu thư” được đưa ra: M.N tham gia làm với nhóm, còn không thì chấp nhận điểm 0 vì không làm gì.
Dường như phương châm:”Một người làm, cả nhóm hưởng” vẫn còn tồn tại trong ý thức của một bộ phận teens như một thông lệ mà không biết rằng chính thói quen “dựa dẫm” đang trở thành một vật cản to đùng trên con đường phấn đấu cũng như hoàn thiện mình.
Làm việc theo nhóm không chỉ để giúp bạn cải thiện khả năng làm việc độc lập, khả năng tranh luận…mà có thể giúp cho bạn phần nào sau này. Mặt khác, tham gia vào công việc của tập thể cũng là một cách thể hiện bạn là một người có trách nhiệm. Không thể cứ mãi dựa dẫm vào người khác rồi lấy “công” của họ để làm “kết quả” cho mình.
Vì thế, hãy luôn nỗ lực để đóng góp công sức vào công việc tập thể.Có như thế thì những con điểm mới có ý nghĩa, bạn nhé !