Là một người chọn khối C và cũng vừa trải qua kì thi đại học căng thẳng, mình có một vài bí quyết chia sẻ cho teen 12.
Các bạn đừng nghĩ rằng mình chọn khối C vì không giỏi toán lí hoá, cũng chẳng khá tiếng Anh!
Khối C cũng có cái khó và cần sự tư duy logic như khối A và D vậy. Có nhiều bạn nghĩ rằng khối C - tự luận thi cứ viết bừa, bịa ra là được. Nhưng để viết bừa và bịa được trúng vấn đề đòi hỏi bạn cũng cần một lượng kiến thức kha khá đấy!
Có lẽ trong khối C, thì môn các bạn cảm thấy khó nhẳn nhất là môn sử! Nhưng các bạn sẽ thấy môn học này hết sức thú vị khi tìm hiểu và học đúng cách.
Trước khi bắt đầu vào việc học, hãy loại bỏ áp lực thi cử ra khỏi đầu đã bạn nhé, một tâm lí thoải mái là rât cần thiết để chiến đấu với môn xã hội "khó nhằn" này.
Việc đầu tiên để viec học môn sử có hiệu quả là bạn phải thật sự yêu thích nó. Bạn không thể học một cách gượng ép, nhồi nhét. Như vậy sẽ không có hiệu quả. Môn sử cũng như môn toán, môn lí, nếu bạn không có hứng thú, thì việc nhồi nhét chữ vào đầu chỉ là con số 0. Vì vậy, ngay từ đầu, hãy tạo cho mình một hứng thú với môn sử để việc tiếp thu có hiệu qủa hơn!
Bạn không thể bịa khi làm bài thi môn sử vì môn sử có những sự kiện, những mốc lich sử chính xác cụ thể,. Chinh vì thế, việc ghi nhớ những sự kiện cùng với ngày tháng năm cũng là 1 việc không thể thiếu.
Để làm được điều này, bạn cần đọc và tìm hiểu kĩ từng bài học, sau đó hãy viết từng sự kiện ra giấy. Một cách hiệu quả hơn là bạn có thể kẻ sơ đồ (luu ý là bạn hãy tự viêt nhũng gì mình nhớ vào sơ đồ rồi sau đó hãy đối chiếu với sách nhé). Việc học sơ đồ sẽ hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc học cả trang sách dài loằng ngoằng. Và một điều nữa là học bằng cách nhìn vào chính chữ mình bao giờ cũng dễ nhớ hơn là nhìn vào chữ in. Các bạn có thể tạo ra một cách nhớ sự kiện khác linh hoạt hơn, vi dụ như hãy gán những sự kiện lich sử vào một ngay đặc biệt nào đó như sinh nhật bạn của bạn chẳng hạn. Sau đó, bạn nên làm một bảng thống kê, một bên là cột ngày tháng, một bên là cột sự kiện rất thuận lợi cho việc ôn tập.
Với nhũng môn đòi hỏi phải nhớ nhiều như môn lịch sử thì cách vừa học vừa viết cũng rẩt hiệu quả. Khi bạn viết, bạn sẽ tự nhớ lại những gì mình đã ôn, từ đó sẽ biểt được mình hổng chỗ nào, dồng thời cũng là một cách rèn luyện cách hành văn sao cho logic nhất.
Một mẹo nhỏ nữa là bạn hãy gắn các tờ giấy ghi sự kiện lên chỗ nào mà bạn hay nhìn thấy nhất (tủ lạnh, cửa sổ, mặt bàn học) để thường xuyên nhìn thấy nó, sẽ giúp ghi nhớ tự nhiên nhất.
Ngoài ra, bạn cần tự trả lời những câu hỏi ởp cuối sách giáo khoa, và rèn luyện thêm những câu hỏi ở những sách tham khảo khác, điều này luyện cho bạn biết cách làm những dạng để khác nhau (có thể cùng nội dung đó nhưng cách hỏi khác thì cũng không khiến bạn lúng túng khi làm bài thi).
Đối với những bạn học khối C, vấn đề chỉ là cách làm bài khi đi thi.
Nhiều bạn nghĩ rằng chỉ cần học thuộc lòng và chép lại vào bài thi là được. Điều này chỉ đúng với thi tốt nghiệp. Còn với thi đại học, đòi hỏi cao hơn, không chi đơn thuần là học và chép lại.
Đối với thi đại học, ngoài việc bạn phải có một lựơng kiến thức sâu thì cách hành văn, cách sắp xếp các sự kiện, cách nhận biêt dạng đề (để không đi lạc đề)... là một khó khăn. Điều này đòi hỏi bạn cần phải tỉnh táo khi đọc đề thi.
Các câu hỏi trong đề thi không khó. Nhưng lại rất dễ khiến bạn đi lạc vấn đề nếu bạn chỉ đọc qua rồi cắm đầu cắm cổ vào làm. Chính vi vậy mà khâu đọc kĩ đề rất quan trọng. Sau khi đọc đề, bạn hãy định hình nhung gì sẽ thuộc phầnn nội dung trả lời (nên gạch đại ý ra nháp) rồi mới đặt bút làm bài. Không nên trả lời lan man mà hãy đi thằng vào câu hỏi. Mỗi đề thi thường có một câu hỏi khó là câu bổ dọc (không theo trình tự trong sách mà bạn phải tự tư duy để tổng hợp lại). Vây, bạn hãy bình tĩnh và đọc thật kỹ câu hỏi, ghi chi tiết các sự kiện bạn cho là cần thiết ra nháp để tránh thiếu khi làm bài, sau đó tìm các câu nối, câu lý giải hợp lý để liên kết các sự kiện lại với nhau là được. Đừng quên phải có câu tổng kết khẳng định lại câu trả lời của mình.
Và một điều nữa khi làm bài thi là bất kì bài thi nào cũng phải có 3 phần mở, thân và kết. Phần mở bài bạn nên giới thiệu ngắn gọn để tập trung cho phần thân bài. Phần thân bài là phần chính, bạn phải sắp xếp các sự kiện lịch sử (cùng ngày tháng chính xác) sao cho logic nhất, với mỗi sự kiện bạn cần phải phân tích va lập luận chặt chẽ. Phần cuối cùng là phần kết bài, bạn sẽ tổng hợp một cách súc tich nhất những gi đã trinh bày. Lưu ý với những bạn thi khối C rằng việc trình bày bài sáng sủa cũng là một cách gây cảm tình với nguời chấm đấy nhé!
Dù rất dài và khó nhưng với một cách học đúng và niềm đam mê tim hiểu lich sử của dân tộc ta thì mình tin rằng các bạn sẽ đạt điểm cao trong môn lịch sử
Trên đây la một số kinh nghiệm học thi khối C của minh trong kì thi ĐH vừa qua, hi vọng sẽ giúp các bạn phần nào giảm bớt sức "nặng" của môn lich sử.